• Tiếng Việt
  • English

Khám phá cẩm phả

Jan07

Đảo Cống Tây nằm ở vịnh Bái Tử Long, TP Cẩm Phả, để đến đây du khách lên tàu chạy từ TP Cẩm Phả (Hải Yến Luxury) khoảng 90 phút và tàu cao tốc khoảng 30 phút. Đây là một trong những địa điểm thu hút khách đông đảo, và nơi đây còn được đầu tư với hệ thống đường lát gạch đỏ au trải dài từ các nhà nghỉ cho tới các bãi tắm, hai bên đường là những hàng dừa cao thẳng tắp, bên cạnh đó du khách còn có thể ngồi đung đưa thả hồn thư giãn, ngắm biển, đọc sách nói chuyện khi ngồi trên những chiếc võng mắc sẵn.

khu-du-lich-dao-cong-tayĐảo Cống Tây còn là nơi lưu giữ những dấu tích lịch sử, giá trị văn hóa với bến cảng cổ, dấu vết của 5 ngôi chùa và một ngọn bảo tháp thời Trần được xây dựng trên đảo đó là chùa Lấm, chùa Cát, chùa Vụng Chuồng Bò, chùa Trong, chùa Vụng Cây Quéo.

khu-du-lich-dao-cong-tay-1

Các đợt nghiên cứu, khai quật sau này của các nhà khoa học khảo cổ đã làm sáng tỏ thêm rằng Cống Tây từng là một trong những địa điểm quan trọng của hệ thống thương cảng cổ Vân Đồn trong nhiều thế kỷ; là điểm trung chuyển của “con đường gốm sứ” đi qua Vịnh Hạ Long và là trung tâm huyện lỵ của huyện Nghiêu Phong thời Nguyễn với địa danh “Cống Đông thập bát xã” vẫn còn truyền lại trong dân gian đến ngày nay.

Đảo Cống Tây có vị trí vô cùng thuận lợi cho phát triển du lịch, nằm gần các điểm du lịch nổi tiếng như đảo Ngọc Vừng, Quan Lạn, đảo Cống Đỏ nên nơi đây ngày càng trở thành khu du lịch phát triển bền vững và đa dạng các tour du lịch sinh thái.

Đặt phòng Hải Yến Luxury

Jan07

Đảo Thẻ Vàng nằm ở khu vực vịnh Bái Tử Long, cách Cẩm Phả khoảng 13 km. Đây là khu du lịch sinh thái đang được đầu tư, xây dựng.

Bãi tắm ở trên đảo tuy nhỏ nhưng sạch và đẹp. Trong tương lai, một hệ thống nhà nghỉ với các dịch vụ du lịch khép kín sẽ được xây dựng để phục vụ du khách có nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần.

dao-the-vang-1dao-the-vang-2dao-the-vang-3dao-the-vang-4dao-the-vang-5dao-the-vang-7

Jan07

Đến Vũng Đục, du khách sẽ được tham quan đền thờ liệt sĩ Vũng Đục được đặt nằm ngày sát tượng đài Vũng Đục. Ngôi đền được xây dựng để tưởng nhớ tới những người công nhân mỏ kiên cường dù có bị tra tấn đến dã man, thậm chí là chấp nhận cả cái chết vẫn quyết không khai ra để bảo vệ tổ chức Đảng, và bảo vệ phong trào Cách Mạng.
vung-duc

Sau khi tưởng nhớ tới những người con anh dũng, kiên cường của đất nước, du khách tiếp tục hành trình khám phá Khu du lịch với nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp và cũng độc đáo. Đầu tiên phải nói đến hệ thống hang động với 5 hang động kỳ vĩ hoành tráng. Đó là các động: Động Thiên Đăng, động Long Vân, động Ngỡ Ngàng, hang Kim Quy, hang Dơi. Để vào được các hang động, du khách sẽ đi men theo sườn núi, hoặc cũng có thể sử dụng cáp treo để đi tới đây.

den-vung-duc

Di tích đền liệt sỹ Vũng Đục

Điểm dừng chân đầu tiên của du khách là động Thiên Đăng, động cao 46m so với mực nước biển. Động khá rộng với diện tích khoảng gần 300 m2. Đây cũng là điểm dừng du khách có thể chiêm ngưỡng được toàn cảnh Vịnh Bái Tử Long, với các đảo đã nhấp nhô trên mặt nước xanh thẳm. Bên trong động Thiên Đăng là những rèm đá rủ xuống, uốn lượn mềm mại, trông như một sân khấu lớn với các đường nét tinh xảo. Bên trên trần động là các khối thách nhũ rủ xuống tựa như những chiếc đèn chùm được tạo hình một cách cẩn thận, thi thoảng có những ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào lại càng khiến cho vẻ đẹp bên trong động trở lên thật lung linh.

Điểm dừng tiếp theo là động Long Vân. Động Long Vân cao hơn động Thiên Đăng. Bên trong động được chia làm hai nhánh: Trên và dưới. Bên trong động là nhiều hình thù bằng đá khá thú vị, dưới sự tưởng tượng phong phú và đa dạng của con người, những phiến đá trở thành những loài động vật sống động như con voi, thiên nga, quả chuông, đài sen… Đặc biệt, bên trong động Long Vân có những ô lớn chứa đựng những loại đá non với các kích cỡ khác nhau, mà người dân nơi đây quen gọi là “kho vàng”.

Bước ra khỏi động Long Vân, đi theo con đường chính, du khách sẽ bước tới hang Kim Quy và động Ngỡ Ngàng. Ở đây, du khách sẽ nhìn thấy câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt hiện ra rõ ràng bên trong với hình tượng cây tre trăm đốt và 3 pho tượng ngồi nối tiếp nhau với những hình thù kỳ lạ.

Và cuối cùng, tiếp tục đi theo con đường thơ mộng, du khách đã đặt chân tới hang dơi. Đúng như cái tên, hang Dơi hiện nay là nơi sinh sống của khá nhiều loài dơi. Tới đây du khách có thể nghe rất rõ ràng tiếng chít chít của những chú dơi ở đây. Và đây cũng là hang động cuối cùng trong hệ thống hang động ở Vũng Đục.

Khi tới Khu du lịch Vũng Đục, du khách cũng có thể dễ dàng thuê tàu để di chuyển tới các điểm du lịch xung quanh, hay ngắm cảnh vịnh Bái Tử Long như: Vườn Quốc gia Bái Tử Long, Khu du lịch sinh thái đảo Thẻ Vàng…

Khi tới Khu du lịch Vũng Đục, du khách cũng có thể dễ dàng thuê tàu để di chuyển tới các điểm du lịch xung quanh, hay ngắm cảnh vịnh Bái Tử Long như: Vườn Quốc gia Bái Tử Long, Khu du lịch sinh thái đảo Thẻ Vàng…

Jan07

Hang Hanh là một hang động đẹp và dài nhất so với các hang động hiện có trên vịnh Hạ Long. Động có chiều dài 1300 m, chạy xuyên suốt dãy núi đá Quang Hanh ra tới biển… Cách thị xã Cẩm Phả 9 km về phía tây, cách Bãi Cháy 20 km, Hang Hanh là một hang động đẹp và dài nhất so với các hang động hiện có trên vịnh Hạ Long. Động có chiều dài 1300 m, chạy xuyên suốt dãy núi đá Quang Hanh ra tới biển.

Con đò nhỏ dẫn du khách luồn lách qua từng khe đá quanh co dưới ánh đuốc bập bùng, từng chùm nhũ đá buông rủ xuống từ trần động ánh lên những sắc màu kỳ diệu, dòng nước êm ả lững lờ trôi, không gian tĩnh mịch chỉ có tiếng mái chèo khua nước nghe thánh thót một thứ âm thanh kỳ ảo. Càng vào sâu, động càng đẹp, mang vẻ hoang sơ. Những chùm hoa đá rực rỡ, những trụ kim cương, khi ta chiếu đèn vào, những mâm xôi đồ sộ, chùm hoa mẫu đơn, giò phong lan cảnh… Tất cả đang ở trong tư thế vươn ra lay động rung rinh. Đâu đó có tiếng trống bập bùng như đêm hội từ xa vọng lại. Đó là tiếng sóng vỗ nhẹ vào vách đá tạo nên, và còn nhiều nữa những hình ảnh đẹp lạ kỳ.

hang-hanh-1Bên trong hang động.

Người Pháp đặt tên cho động Hang Hanh là Le tunnel (đường hầm). Cửa động rất thấp vì vậy phải dùng thuyền nhỏ thì mới vào được trong động.

Đi thăm động có thể thuê ca nô từ bến Đoan (thuộc khu vực Hòn Gai – Tp Hạ Long) hoặc đi ôtô đến thị xã Cẩm Phả. Tại bến tàu Cẩm Phả có thể thuê thuyền hoặc ca nô ra thăm động. Gần cửa động có các thuyền nhỏ chở thuê vào thăm động và phải chọn vào lúc nước thuỷ triều xuống kiệt cửa động mới lộ rõ. Trước khi vào động phải mang theo đuốc hay đèn pin. Bình thường một thuyền nhỏ vào và ra khỏi động mất khoảng thời gian 60 – 90 phút. Động Hang Hanh trước hết giành cho những người ưa mạo hiểm và phải thật sành con nước vì nếu không tính toán kĩ lưỡng thời gian lúc thuỷ triều lên thì bạn sẽ bị nhốt chặt trong chốn thuỷ cung thăm thẳm ấy.

hang-hanh

Vẻ đẹp tuyệt mĩ được Mẹ thiên nhiên ban tặng.

Du lịch Hạ Long và đừng quên ghé thăm hang Hanh, cảm nhận vẻ đẹp hiếm có chỉ tại hang Hanh bạn mới thấy được. Lên kế hoạch và xách ba lô lên đường ngay thôi!

Jan07

Vị trí: Hòn Xếp nằm trong vịnh Bái Tử Long, thuộc thị xã Cẩm Phả.

Ðặc điểm: Như một kim tự tháp Ai Cập với các phiến đá xếp chồng lên nhau. Hòn Xếp là một khối đá to, vuông vức, nhiều lớp “xếp” chồng lên nhau thành lớp, thành hàng rất rõ ràng tựa một kim tự tháp ở Ai Cập được dựng lên giữa biển khơi.

dongtronghon-xep-1hon-xep-2hon-xepkim-tu-thap-cua-vinh-ha-longkim-tu-thap-cua-vinh-ha-long-2thang-canh-dep-o-quang-ninh_41

Jan07

Đền Cửa Ông nằm trên một ngọn đồi ở phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Từ thành phố Hạ Long đi theo đường quốc lộ 18 về phía đông bắc khoảng 30 km rẽ phải vào khoảng 300 mét là tới đền Cửa Ông.

800px-cua_ong_2007_005Trước khi thờ Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông gọi là Miếu Hoàng tiết chế, thờ Hoàng Cần, người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong “Khâm sai Đông Đạo Tiết chế.

Sau khi Trần Quốc Tảng mất (năm 1313) nhân dân địa phương truyền lại thấy ông hiển thánh tại khu Vườn Nhãn (phường Cửa Ông ngày nay) nên đã lập biểu tâu lên vua Trần Anh Tông, được chấp thuận và chu cấp tiền bạc để lập miếu tế lễ. Khu vực Cửa Ông (xưa gọi là Cửa Suốt) là nơi Trần Quốc Tảng đóng quân đồn trú bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải phía đông bắc Việt Nam, lập nhiều công trong cuộc kháng chiến chống quân nhà Nguyên.

den-ong-1

Ðền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, con thứ 3 của Trần Hưng Ðạo .Trần Quốc Tảng có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, ông đã cùng binh sỹ đóng quân đồn trú tại Cửa Suốt (tên cũ của Cửa Ông) bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải Đông Bắc tổ quốc.

den-ong-2

Ðền Cửa Ông là một trong những di tích nhà Trần nổi tiếng ở vùng Ðông Bắc. Ðền có 3 khu: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng tạo thành quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ. Trong chiến tranh, đền Trung và đền Hạ đã bị phá hủy, ngày nay đền Hạ đã được phục hồi.

den-cua-ong-1

Cửa Ông là Đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông. Tại đây có 34 pho tượng quý, có giá trị nghệ thuật cao được các nghệ nhân chạm trổ công phu, tỉ mỉ, sắc nét. Đó là tượng Trần Hưng Đạo, tượng Thánh Mẫu (phu nhân Trần Hưng Đạo), hai công chúa (con gái Trần Hưng Đạo), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần, Đỗ Khắc Chung…

den-ong-5

Đền tọa lạc trên một ngọn đồi cao khoảng 100 mét nhìn xuống vịnh Bái Tử Long ở phía nam, hai bên có hai ngọn đồi nhỏ hộ vệ, phù hợp với quy tắc Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, sau lưng là dãy núi xanh chạy dài qua Cẩm Phả, Mông Dương

Phía trước đền Thượng có một tam quan, bên trái là khu nhà để khách thập phương sắp lễ vào đền, bên phải là một ngôi chùa, phía sau là lăng Trần Quốc Tảng. Bên trong đền Thượng, có rất nhiều tượng thờ các nhân vật nối tiếng của triều Trần: tổng cộng có hơn 30 tượng được phân bổ làm ba lớp: Tiền đường có Đỗ Khắc Chung, Lê Phụ Trần, Nguyễn Địa Lô; Bái Đường có Trần Quốc Tảng, Trần Thì Kiến, Hà Đặc, Phạm Ngộ, Trần Khánh Dư; Hậu Cung có Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu, Nguyễn Quyên, Nguyễn Tiễn, Huyền Du, Quyên Thánh Công Chúa, Đỗ Hành.

den-cua-ong-3

Đền Cửa Ông không chỉ hút khách bởi sự linh thiêng mà còn bởi khi mùa xuân về (từ ngày mùng 2 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch), đền lại mở hội với nhiều hoạt động văn hóa phong phú. Bắt đầu là lễ dâng hương, sau đó là lễ rước.Người ta kính cẩn rước bài vị Hưng Nhượng Vương từ đền vi hành ra miếu (tương truyền xưa là vườn nhãn, nơi Đức Ông hóa) ở xã Trác Chân rồi lại rước về đền. Lễ rước bài vị này mô phỏng những cuộc tuần du bảo vệ bờ cõi vùng biển Đông Bắc của Hưng Nhượng Vương; Mang ý nghĩa ghi nhớ công đức của ngài trong sự nghiệp bảo vệ biên cương tổ quốc.

den-cua-ong-4

Trong những ngày diễn ra lễ hội còn có hoạt động văn hóa như múa rồng, thi soạn dâng lễ vật lên Đức Ông, nấu cơm, têm trầu, bày mâm quả, cùng với những trò chơi dân gian như cờ bỏi, bịt mắt đập niêu, kéo co, đẩy gậy.

den-ong-4

Đến với đền Cửa Ông, du khách không chỉđược thưởng lãm cảnh đẹp vùng biển Đông Bắc, thắp một nén nhang tưởng nhớ vị anh hùng Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng mà còn là dịp phát huy những nét đẹp về bản sắc văn hóa dân tộc.